![]() |
![]() |
![]() |
Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang guzhen, 凤凰古鎮) được nhiều người ví như chuyến hành trình về nơi thời gian đóng băng suốt ngàn năm. Trong các Tour Trung Quốc thì tour Phượng Hoàng cổ trấn được đánh giá trong top đầu. Không chỉ có những ngôi nhà gỗ cổ với đèn lồng đỏ, đặc sản núi rừng hấp dẫn, những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn mà mỗi cây một vẻ soi bóng xuống Đà Giang cũng làm du khách phải xiêu lòng. Có thể điểm qua vài cây cầu nổi bật nhất như Hồng Kiều, Tuyết Kiều, và cầu Đá Nhảy. Đây là những địa điểm chính được khách du lịch check-in “sống ảo” nhiều nhất. Hãy cùng Wtravel tìm hiểu về tuyến điểm du lịch này thông qua bài viết bên dưới nhé!
1. Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở đâu?
Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang guzhen – 凤凰古鎮) hay Phượng Hoàng cổ thành (Fenghuang gucheng – 凤凰古城) là trấn nhỏ nằm ở huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là thành cổ có niên đại hơn 1300 năm, là nơi cư trú của hơn 28 dân tộc thiểu số như Thổ Gia, Miêu, Hồi, Hán… Tên gọi Phượng Hoàng Cổ Trấn được bắt nguồn từ ngọn núi Hoa Sơn nằm ở phía Tây Nam trấn cổ. Trên đó có rất nhiều dấu tích của Phượng Hoàng và chính dòng sông Đà Giang uốn lượn qua trấn cổ cũng giống hình thù con Phượng Hoàng.
Phượng Hoàng được cấp “Điểm du lịch AAAA Quốc gia” (Cấp bậc đánh giá sao của Bộ Du lịch Trung Quốc). Nơi đây thu hút khách du lịch đi tour Phượng Hoàng cổ trấn bởi nét trầm mặc, đơn sơ, cổ kính của những ngôi nhà gỗ cổ, những ngõ nhỏ đường lát đá, nằm lặng lẽ bên dòng Đà Giang xanh trong êm ả. Cuộc sống nơi núi rừng sông nước này yên bình tới nỗi khiến những du khách từ thành thị “8 tiếng nhìn màn hình” như lạc vào cảnh phim cổ trang, quyến luyến chẳng muốn rời.
2. Các cách di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn?
Hiện nay, di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội có 3 cách thường được mọi người ưa chuộng, tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về điều kiện kinh tế cũng như điều kiện sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn.
- Di chuyển bằng máy bay đến Phượng Hoàng cổ trấn
Tại thời điểm này, chưa có máy bay đến Phượng Hoàng cổ trấn. Nên bạn sẽ đi máy bay từ Hà Nội đến Trương Gia Giới ( khoảng 7 tiếng bay).
Khi đến được với Trương Gia Giới, bạn tiếp tục bắt xe bus đến Phượng Hoàng cổ trấn. Thời gian di chuyển tầm từ 3 giờ 30 phút cho đến 4 giờ xe chạy.
Đây là cách được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay do sẽ thăm quan được nhiều địa điểm khác trước khi đặt chân đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy nhiên chi phí của cách di chuyển này sẽ có phần nhỉnh hơn với hai cách còn lại.
Tips: Nếu tham gia tour Phượng Hoàng cổ trấn bằng đường bay Wtravel, giá vé máy bay đã bao gồm trong giá tour và mức giá sẽ ưu đãi hơn vì đây là giá vé áp dụng riêng cho đoàn du lịch.
- Di chuyển bằng tàu đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đây sẽ là cách di chuyển mất nhiều thời gian nhất nhưng đổi lại bạn sẽ được ngắm những khung cảnh của thiên nhiên hùng vĩ trên quãng đường di chuyển.
Bước 1: Mua vé tàu khởi hành ở ga Gia Lâm và đến ga cuối tại Nam Ninh. Thời gian tàu chạy khoảng 13 tiếng.
Bước 2: Sau đó, bạn sẽ mua vé tàu chuyển tiếp. Vé tàu từ ga Nam Ninh đến ga Cát Thủ (Trương Gia Giới). Thời gian tàu chạy rơi vào khoảng 15 tiếng.
Bước 3: Khi đến được Trương Gia Giới, bạn sẽ phải bắt xe bus đi Phượng Hoàng cổ trấn ( giống với cách di chuyển bằng máy bay) .
1 ngày rưỡi là tổng thời gian nếu bạn di chuyển từ Hà Nội đến Phượng Hoàng cổ trấn. Nó có thể ngắn hoặc dài hơn phụ thuộc vào lượng các phương tiện có sẵn.
- Di chuyển bằng xe khách đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Di chuyển bằng xe khách đến Phượng Hoàng cổ trấn là cách di chuyển tiết kiệm chi phí nhất so với 2 cách di chuyển trên. Tuy nhiên, đây cũng là cách tốn khá nhiều thời gian và công sức di chuyển.
Bước 1: Từ Hà Nội, bạn bắt xe khách đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.
Bước 2: Bạn điền vào tờ khai nhập cảnh Trung Quốc, bạn phải mang theo hộ chiếu và visa Trung Quốc.
Bước 3: Sau khi bạn hoàn thành 2 bước trên, bạn bắt xe bus để đi ra bến tàu hỏa để di chuyển đến Trương Gia Giới.
Bước 4: Sau đó từ Trương Gia Giới đi xe bus để đến Phượng Hoàng cổ trấn như cách di chuyển bằng máy bay hoặc di chuyển bằng tàu hỏa kể trên.
Tips: Bạn có thể tiết kiệm thời gian và chi phí khi tham gia tour Phượng Hoàng cổ trấn đường bộ 6N5Đ kết hợp xe khách và tàu hỏa của Wtravel. Tham khảo chương trình tại ĐÂY!
3. Tham quan gì khi đến Phượng Hoàng cổ trấn?
Trong các Tour Trung Quốc thì tour Phượng Hoàng cổ trấn được đánh giá trong top đầu. Không chỉ có những ngôi nhà gỗ cổ với đèn lồng đỏ, đặc sản núi rừng hấp dẫn, những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn mà mỗi cây một vẻ soi bóng xuống Đà Giang cũng làm du khách phải xiêu lòng. Có thể điểm qua vài cây cầu nổi bật nhất như Hồng Kiều, Tuyết Kiều, và cầu Đá Nhảy. Đây là những địa điểm chính được khách du lịch check-in “sống ảo” nhiều nhất.
Sông Đà Giang – Dòng sông thơ mộng của trấn cổ
Trấn cổ Phượng Hoàng đã có từ ngàn năm trước, đồng hành cùng nơi đây là dòng Đà Giang êm dịu, phẳng lặng tựa như “nàng tiên sông” của vùng đất này. Màu xanh ngọc bích của Đà Giang luôn khiến khách Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mê mẩn, lưu luyến không muốn về. Dọc 2 bên bờ sông là những ngôi nhà cổ, là thành Bắc Môn, là hình ảnh người dân địa phương giặt giũ, rửa rau bắt cá, cười cười nói nói, mà chỉ khi ngồi thuyền hay đi bộ dọc bờ sông ta mới cảm nhận được hết vẻ yên bình nơi đây.
Khi trời trở lạnh, “nàng tiên sông” khoác chiếc áo sương mù, khẽ bay bay đầy huyền ảo, mị hoặc. Khi nắng lên, “nàng” đổi sang màu áo nhũ vàng óng ánh, rồi khi tuyết đông về “nàng” lại lặng lẽ ngắm tuyết rơi lên mình, lên từng mái nhà, cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn.
Một điều nữa khiến dòng sông xinh đẹp hơn chính là những cây cầu nối 2 bờ, soi bóng xuống Đà Giang, mỗi cây cầu đều mang một vẻ đẹp riêng, ở đó cùng Đà Giang chứng kiến thăng trầm lịch sử, chứng kiến sinh hoạt thường ngày, trẻ con nô đùa, trai gái yêu đương… nơi trấn cổ này.
Những cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn
Hồng Kiều (Cầu Hồng)
Cây cầu đầu tiên phải nhắc đến chính là Cầu Hồng Kiều. Cây cầu 2 tầng này được xây chắc chắn bằng đá và gỗ. Dù nhìn từ phía xa hay đi thuyền dưới chân cầu, du khách vẫn cảm nhận được sự to lớn, trầm mặc của cây cầu, như một chứng nhân lịch sử lặng lẽ ở đó suốt hơn 300 năm, cùng trấn Phượng Hoàng trải qua biết bao thăng trầm.
Hồng Kiều trông như một căn lầu với 2 tầng có mái che, thành cầu chạm trổ phù điêu tinh xảo. Tầng 1 là lối đi nối 2 bờ và là nơi buôn bán đồ lưu niệm vào ban đêm, tầng 2 là nơi để ngắm cảnh, thưởng thức những bức thư pháp, tranh ảnh về Phượng Hoàng cổ trấn. Đứng trên lầu 2, du khách đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn sẽ ngắm nhìn được toàn cảnh trấn cổ xinh đẹp.
Tuyết Kiều (Cầu Tuyết)
Trái ngược với sự vững trãi, sừng sững của Hồng Kiều chính là Tuyết Kiều. Cũng là kết cấu 2 tầng xây bằng đá và gỗ, nhưng Tuyết Kiều lại thanh thoát, nhẹ nhàng, trắng tinh khôi như nàng thơ của mùa đông.
Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011 và hoàn thành vào tháng 11/2012, họa sĩ đương đại Hoàng Ngọc Vĩnh đã “thổi hồn” vào cho cây cầu này vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ lại tuổi thơ của ông nơi trấn cổ Phượng Hoàng. Cùng với Tuyết Kiều thì Cầu Vụ, Cầu Phong, Cầu Vũ chính là 4 tác phẩm “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” mà họa sĩ này đã “vẽ” trên Đà Giang, khiến thị trấn nhỏ này mang dáng hình mà không ở nơi đâu có thể tìm thấy.
Vụ Kiều (Cầu Vụ)
Vụ Kiều được ví như cây cầu sương mù. Những ngày có sương, đứng nơi đây khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn sẽ cảm giác được sự ma mị, mê hoặc của những con thuyền độc mộc lặng lẽ lướt trên dòng sông, ẩn hiện trong sương sớm.
Cầu Đá Nhảy
Cầu Đá Nhảy là cây cầu nổi tiếng nhất với khách đi tour Phượng Hoàng. Không có mái, không có tầng, chỉ là những trụ đá xếp cách nhau một bước chân, đủ cho một người bước qua nhưng cũng đủ khiến du khách thấy thích thú.
Trên đây chỉ là một số ít trong nhiều cây cầu được du khách yêu thích nhất tại Phượng Hoàng cổ trấn. Nếu muốn tìm hiểu hơn nữa, mời bạn xem thêm trong bài viết về những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn.
Phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn
Không chỉ có dòng Đà Giang làm mê lòng người mà những ngõ ngách, phố nhỏ ở trấn nhỏ này cũng khiến du khách si mê quên lối về. Bạn sẽ như được trở về quá khứ cổ xưa bên những ngôi nhà cửa gỗ đỏ, chăng đèn lồng đỏ, lát gạch đá trắng xám tạo nên một bức tranh trầm mặc, cổ kính.
Phù Dung Trấn – Trương Gia Giới
Tour Phượng Hoàng cổ trấn giá rẻ không chỉ hấp dẫn bởi trấn cổ Phượng Hoàng mà còn có những điểm du lịch gần đó như Phù Dung trấn – trấn cổ ngàn năm nằm “treo” trên thác nước, công viên Rừng quốc gia Trương Gia Giới – Viên Gia Giới nổi tiếng với những cột đá cao chọc trời, chính là bối cảnh nguyên mẫu cho những trụ đá bay trong bộ phim Avatar đã làm “cháy phòng vé” một thời. Cũng trong khu danh thắng này còn có Thiên Môn Sơn với con đường đèo 99 khúc cua, 999 bậc thang dẫn lên Cổng Trời đưa chân du khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn đến chốn tiên cảnh bồng lai. Ngoài ra còn nhiều địa điểm tham quan thú vị khác mà bạn có thể tự do khám phá khi đi chuyến tour Trung Quốc này nữa đó!
4. Nên đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào thời gian nào?
Bạn có thể đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào khoảng tháng 3 đến tháng 11, thời tiết khá thuận lợi, không quá lạnh. Tuy nhiên vì đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong tour Trung Quốc nên đây cũng là thời gian cao điểm, Trung Quốc cũng có những ngày nghỉ lễ lớn trong thời gian này nên sẽ không tránh được việc người người đổ dồn về đây. Tháng 12 đến tháng 2 là mùa đông, thời tiết khá lạnh nhưng sẽ thích hợp với những bạn thích ngắm tuyết rơi và không thích nơi quá đông người. Bởi vào lúc này cũng là thời gian thấp điểm ở Phượng Hoàng cổ trấn, giá cả mọi thứ đều sẽ rẻ hơn thời gian cao điểm. Tùy vào mỗi người mà có thể chọn cho mình thời gian đi thích hợp nhất để trải nghiệp được đầy đủ nhất vẻ đẹp của trấn cổ bình yên này.
5. Nên ở đâu khi tới Phượng Hoàng Cổ Trấn?
Ở Phượng Hoàng cổ trấn có đủ dịch vụ từ hostel, khách sạn 2-3 sao và cả 4-5 sao, tùy vào mức chi tiêu mà bạn có thể chọn chỗ phù hợp nhưng nên đặt phòng sớm trước 2-3 tháng để tránh bị giá quá cao hoặc hết phòng vì đây là điểm du lịch nổi tiếng nên thường xuyên “cháy” phòng khách sạn.
Với chuyến đi tiết kiệm, hostel với các mức giá dưới 100 tệ/đêm sẽ là lựa chọn không tồi. Khách sạn tầm trung sẽ có giá dao động trong khoảng 200 tệ – 300 tệ/đêm nhưng đồ đạc sẽ hơi cũ một chút. Còn nếu bạn muốn ở khách sạn có dịch vụ tốt hẳn, view đẹp thì có thể ở trong các khách sạn 4-5 sao với giá từ 400 tệ/đêm.
Bạn có thể tham khảo trên các trang đặt phòng uy tín như booking.com, tripadvisor hay agoda để có nhiều thông tin nếu đi tự túc nhé. Tuy nhiên đi Phượng Hoàng cổ trấn là một thị trấn miền núi, không nhiều người dân ở đây biết tiếng Anh, nếu bạn đi tự túc mà không biết tiếng Trung thì giao tiếp khá khó khăn, nhất là trong trường hợp có vấn đề với việc đặt phòng.
6. Cần chú ý những gì trước khi đi Phượng Hoàng cổ trấn?
Chuẩn bị: Bạn nên chuẩn bị dép lê để đi trên tàu hoặc tùy khách sạn sẽ có nơi có nơi không. Kể cả mùa hè cũng nên mang áo khoác vì nếu lên Thiên Môn Sơn, Trương Gia Giới vẫn sẽ se lạnh đấy! Ngoài áo khoác còn cần mang theo cả ô nhé! Nên mang giày thể thao vì di chuyển nhiều sẽ đau chân lắm, đặc biệt là khi lên núi.
Ngoài ra, bạn có thể đem theo một ít muối vừng, ruốc, lon cháo, cháo ăn liền, mì gói… nếu không quen đồ Trung nhiều dầu mỡ, cay nóng nhé.
Thời tiết: Thiên Môn Sơn thường có mưa, k mưa thì tuyết, lạnh buốt giá.
Nếu muốn mua áo mưa thì nên mua ngay từ dưới chân núi, chỉ có giá tầm 5 tệ thôi, chứ lên trên núi là phải tầm 15 tệ đấy! Lên núi thì chỉ nên xách theo ít đồ ăn nhẹ chống đói vì đi nhiều thôi, những thứ hành lý cồng kềnh thì nên để dưới xe tour hoặc ở chỗ lưu trú.
Thời tiết ở Phượng Hoàng cổ trấn thì nhẹ nhàng, ấm áp, ít khắc nghiệt hơn trên núi cao.
7. Một vài kinh nghiệm ăn – chơi ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều hàng quán ăn vặt lẫn nhà hàng đồ ăn chính, trong đó nổi tiếng nhất là bánh tép làm từ tôm tép bắt ở sông Đà Giang, đậu phụ thối theo kiểu Hồ Nam, kẹo gừng và củ cải muối. Để biết thêm chi tiết về những món này, bạn hãy ghé qua bài viết 10 món ăn vặt nổi tiếng nhất Phượng Hoàng Cổ Trấn nhé!
Đã đi chơi thì chắc chắn phải có quà mang về rồi. Đến Phượng Hoàng trấn, bạn có thể mua kẹo gừng, kẹo lạc đặc sản Hồ Nam, cá khô, thịt lợn khô, áo choàng in thổ cẩm,…
Lưu ý :
►Có rất nhiều người sẽ mời chào bạn thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh với giá chung là 5 tệ/ bộ tuy nhiên bạn có thể mặc cả còn 2 tệ / bộ. Còn tết tóc bím là 1 tệ/ sợi.
►Luôn luôn phải trả giá khi hỏi mua một món hàng nào đó. Để không bị hớ, bạn nên mặc cả thấp hơn 30-50% .
►Thời tiết ở Phượng Hoàng khá là ổn tuy nhiên bạn vẫn nên mang theo áo khoác ấm (nếu đi vào mùa lạnh) vì ban đêm nhiệt độ sẽ xuống rất thấp. Còn vào mùa nóng cũng nên thủ sẵn áo choàng mỏng hoặc có thể mua khăn choàng được bán rất nhiều ở dọc bờ sông. Quan trọng là đừng để bị ốm vì ở nơi xa lạ, không ai muốn mình rơi vào tình cảnh ốm đau, mất vui cả cuộc hành trình.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tour Phượng Hoàng cổ trấn, bạn vui lòng gọi cho Hotline: 0243 8682 555 của Wtravel nhé!